Phil Town trong những năm gần đây có lẽ không còn mấy xa lạ trong giới đầu tư Việt Nam bởi phong cách tiếp cận cổ phiếu vừa đơn giản song rất hữu hiệu với phương châm bất hữu đó là:

“Rule #1. Don’t lose money. Mà để không bị mất tiền thì hãy, …

Mua một công ty tuyệt vời với mức giá thật hấp dẫn!”

Nghe thì nhiều người sẽ cho rằng chuyện ấy đâu dễ dàng đến thế bởi công ty tốt thì làm gì còn giá thấp và rằng các công ty tuyệt vời thường có định giá P/E trên 20 lần là bình thường. Song trải qua nhiều lần “khủng hoảng” như 2018, 2020 và vừa qua 2022 thì Khải Nguyễn tin rằng nhận định trên vừa đúng lại vừa sai bởi vì để trở thành một người mua cổ phiếu giỏi – tuân thủ tốt theo Quy tắc số #1 nêu trên, thì nhà đầu tư ấy phải hội đủ yếu tố về sự khiêm tốn, kỹ tính và vô cùng kiên nhẫn để chờ đợi thì việc nắm bắt được các “cơ hội tuyệt vời” ấy sẽ là điều chắc chắn.

Và đó cũng là chủ đề chính của Bài viết chia sẻ ngày hôm nay: 

“X7 – Cổ Phiếu Chất Lượng Xịn Sò – Đáp Ứng Đầy Đủ Tiêu Chí 4M Của Phil Town”. Cùng xem đến cuối email Quý vị  Anh Khải nha.


Trước khi đi vào chi tiết Cổ phiếu X7 đang giao dịch dưới giá trị 60% thì Chúng ta cùng điểm qua 5 cổ phiếu nên cẩn trọng theo các tiêu chí 4M của Phi Town. Khải Nguyễn tin bên cạnh việc tìm tòi những doanh nghiệp tốt thì cũng nên thường xuyên “cảnh giác” những cái tên có lịch sử “mưu mẹo” trong giới đầu tư:

#1. Masan (MSN – HOSE):

Dù giá cổ phiếu đã giảm sâu song với mô hình tập đoàn và báo cáo tài chính MSN “cực kỳ phức tạp” với (i) hệ thống gần 50 công ty con gián tiếp và hàng loạt các khoản đầu tư liên kết; (ii) phần lợi ích cổ đông thiểu số hơn 20%; (iii) thị phần độc chiếm 50% song bức tranh tài chính khá kém khi ROIC chỉ quanh 5%/năm, nợ vay ròng khổng lồ gần 60 ngàn tỷ gấp 15 lần lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp luôn trong trạng thái thiếu dòng tiền với chi phí Capex lớn và các thương vụ M&A đắt đỏ làm cho hiệu quả hoạt động vô cùng khiêm tốn.

Về ban lãnh đạo thì Khải Nguyễn cực kỳ lo ngại bởi rất nhiều năm công ty duy trì chính sách “Zero Cổ tức” – Một hành động có thể nói “Không vì cổ đông” cộng với việc công ty mua bán các doanh nghiệp như Vissan, Vĩnh Hảo, Cholimex với giá đắt đỏ và thương vụ bán rẻ Techcombank và hoàng loạt giao dịch nội bộ khác thì Khải Nguyễn cho rằng nên đặt “Lá cờ đỏ – Red Flag” dành cho Masan.

#2. Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (AAA – HOSE):

Mặc cho nhiều tai tiếng từ các đợt phát hành cổ phiếu giai đoạn 2012-2014 thì AAA vẫn dễ dàng lấy lại được “uy tín” thông qua ngòi bút báo chí Media và các hãng môi giới chứng khoán không ngừng PR. AAA thuộc ngành bao bì nhựa là hàng hóa thô sơ phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác DN (B2B) song có biên lợi nhuận rất thấp và chi phí đầu tư cho tài sản cố định (capex) khổng lồ và hầu như cổ đông sẽ không bao giờ thấy dòng tiền của doanh nghiệp ở đâu!

Với tổng nợ vay 3.000 tỷ đồng bằng ½ vốn chủ sở hữu và gấp 15 lần lợi nhuận sau thuế, các khoản phải thu và tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, ROIC cực thấp chỉ xấp xỉ 3%/năm và dòng tiền tự do nhiều năm liền là con số âm – tất cả những điều ấy làm cho Nhà đầu tư lo ngại đặt câu hỏi về chất lượng lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng vốn mà ban lãnh đạo AAA đã chi tiêu nhiều năm qua.

Với nhiều “Lá cờ đỏ – Red flags” dành cho (i) ban lãnh đạo lạm dùng phát hành cổ phiếu; (ii) rủi ro nằm ở công ty con An Tiến Industries – HII với tỷ lệ đòn bẩy tài chính vay khổng lồ, tài sản chủ yếu nằm ở hàng tồn kho và khoản phải thu cho vay chéo; (iii) hàng năm trích thưởng phúc lợi đến 20% LNST; và (iv) cổ đông chủ yếu là người trong gia đình không có đủ đối trọng.

Tóm lại với lịch sử PR tên tuổi và lạm dụng phát hành CP với những lá cờ đỏ “nguy hiểm” thì tốt nhất không nên “rớ vào” AAA.

#3. Khoảng Sản Bình Dương (KSB – HOSE):

Dù là doanh nghiệp khai thác có trữ lượng mỏ đá lớn như: Tân Đông Hiệp, Phước Vĩnh, Tân Mỹ song KSB vẫn lộ ra nhiều lá cờ đỏ đặc biệt nằm ở Bảng cân đối kế toán như (i) tiền mặt giảm chỉ còn hơn 100 tỷ; (ii) tổng vay nợ cao đạt 1.100 tỷ bằng 60% vốn chủ sở hữu; (iii) khoản phải thu lên đến 1.867 tỷ chiếm 40% tổng tài sản đó là các hợp đồng ủy thác đầu tư treo nhiều năm qua.

Kể từ khi SCIC thoái vốn hồi năm 2016 thì kết quả kinh doanh KSB đi xuống rõ rệt khi lợi nhuận sụt giảm trong khi đó chi phí khen thưởng và phúc lợi tăng cao đến 20% LNST và quan trọng hơn hết là quỹ tiền mặt công ty ngày càng cạn kiệt trong khi các khoản phải thu và trả trước cho dự án đầu tư với giá cả như thế nào thì các cổ đông cũng đành phải “ủy quyền” bất đắc dĩ.

Deal làm giá cổ phiếu Dream House (DRH) hồi năm 2016 tăng giá hàng chục lần rồi giảm 80% giá trị cũng là lời cảnh tỉnh Nhà đầu tư cần phải suy tính kỹ càng trước “lá cờ đỏ” KSB.


Như vậy bên cạnh việc chọn lựa các công ty chất lượng thì việc tìm ra những gương mặt “có dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn” cũng là điều hết sức được quan tâm. Quay trở lại chủ đề chính hôm nay:

“X7 – Tài chính vững mạnh với Tiềm năng tăng trưởng ROIC 30%/năm”

  • Trong 10 năm qua thì doanh thu duy trì xấp xỉ 15%/năm; tốc độ tăng trưởng EPS đạt 19%/năm; tốc độ tăng Book value đạt 20.1%/năm và sau hơn 20 năm hoạt động X7 đã tích lũy được lượng tiền ròng xấp xỉ bằng 90% vốn chủ sở hữu – giúp tỷ lệ tiền mặt ròng trên mỗi cổ phiếu đạt đến 40% và con số này sẽ không ngừng tăng trưởng trong tương lai.
  • Nằm trong nhóm cổ phiếu có lịch sử tăng trưởng bền vững và triển vọng duy trì tốc độ kinh doanh 20%/năm; đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Phil Town khi ROIC ấn tượng gần 30%/năm; cổ tức tiền mặt 30% đều đặn suốt 10 năm; công ty không nợ vay và với “sự cố cổ phiếu đồng loạt giảm giá năm 2022” đã làm cho giá X7 giảm thấp hơn đến 60% so với giá trị thực và Khải Nguyễn tin mức giá này sẽ không tồn tại lâu bởi dòng tiền trung hạn “đang dần tỉnh táo” và mua gom thêm.
  • Xét về biểu đồ kỹ thuật thì lực cầu của MACD Histogram và EMA Weekly Chart đều đang cho tín hiệu dòng tiền tham gia mạnh hướng lên với thanh khoản liên tục gia tăng. Với tín hiệu dòng tiền mạnh mẽ ở đồ thị Tuần thì Nhà đầu tư có thể chuyển sang đồ thị ngày Daily Chart để cùng Khải Nguyễn chờ đón điểm mua.

Khải Nguyễn tin với Nhà đầu tư ưa sự tăng trưởng bền vững thì X7 sẽ là điểm đến tuyệt vời với mục tiêu giá bình quân 30%/năm trong chặng đường 5 năm tiếp theo.


>> Mở tài khoản theo hướng dẫn bên dưới (Nộp tiền tối thiểu 2 Tỷ) hoặc Đăng ký Hợp tác đầu tư cùng Khai Nguyen Investment để sở hữu Cổ phiếu Giá trị X7 ngay hôm nay – Tại Đây

>> Đăng ký Sở hữu các Cổ phiếu Giá trị khác – Tại Đây (Xem biểu phí bên dưới. Bao gồm các cổ phiếu X1, X2, X3, X5, X6, X7)

ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CỔ PHIẾU GIÁ TRỊ NGAY HÔM NAY:


    Minh họa cơ cấu danh thu 6 năm X7 – Nguồn: Khai Nguyen Investment:



    Minh họa cơ cấu EPS 6 năm X7 – Nguồn: Khai Nguyen Investment:


    Minh họa cơ cấu Tiền ròng và ROIC của X7 – Nguồn: Khai Nguyen Investment:


    Định giá đầu tư X7 – Nguồn: Khai Nguyen Investment:

    ————————————————————————-

    Khải Nguyễn rất sẵn lòng Đặt lịch hẹn gặp trao đổi chi tiết và chia sẻ định hướng đầu tư cùng Quý vị. Anh Chị nào quanh khu vực TP. Hồ Chí Minh thì đừng tiếc ly cafe cùng dành cho khoảng thời gian 40 phút quý báu. Khải Nguyễn tin sẽ giúp Quý vị định hình lại nhiều hơn về câu chuyện đầu tư và bắt đầu đạt tăng trưởng hưng thịnh nhiều hơn cùng đầu tư.

    Mến chúc Quý vị  Anh Khải thật nhiều mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công !

    Best Regards,

    ——————-

    Nguyen The Khai (Mr.)

    Value Equity Investor

    Khai Nguyen Investment

    H. 0938 936 123


    PS.

    Tham gia Group Khai Nguyen Investment để không bỏ lỡ Thông tin giá trị về đầu tư – Tham gia Tại đây

    Related Posts

    Leave a Reply